Wednesday 14 November 2012

Để Con Trẻ Khóc Có Thể Giúp Cho Con và Cha Mẹ Ngủ Ngon Thêm !!!




Ai nghe tiếng con khóc mà không thấy như trái tim mình thắt lại.  Nhưng cha mẹ không nên luýnh quýnh chạy đến dỗ con khi nghe tiếng con khóc lúc nó thức giấc.  Các nhà nghiên cứu cho biết để cho con khóc một chút thay vì ôm ấp nó liền không gây hại gì cả, ngược lại còn có thể làm cho cha mẹ và con ngủ lâu hơn và ít gây ra khủng hoảng tinh thần. 

Các nhà nghiên cứu cho biết thay vì lao tới ôm ấp con thì cha mẹ nên theo một vài phương pháp để cho con nó tự dỗ chính mình.  Một trong những phương pháp này là ‘khóc có kiểm soát’ (‘controlled crying’) khi cha mẹ để cho con khóc một khoảng thời gian trước khi đến dỗ nó.

Ban đầu, cha mẹ nên để cho con khóc khoảng 2 phút mỗi lần con thức giấc vào đêm đầu tiên.  Qua đêm thứ hai thì kéo dài ra khoảng 5 phút, rồi 10 phút cho đêm thứ ba cho đến khi con có thể tự nó dỗ mình ngủ. 

Một phương pháp hiệu nghiệm nữa là ‘có mà không có’ (‘camping out’) khi cha hay mẹ ngồi trong phòng với con (cho con thấy mình) và tự dỗ giấc ngủ.

Những phương pháp này có vẻ như lạnh lùng với con nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đại học Melbourne cho biết cuối cùng thì cả cha mẹ và con đều có thể ngủ giấc ngủ dài hơn.   Điều này cũng có nghĩa là cha mẹ sẽ bớt bị khủng hoảng tinh thần và đặc biệt là giảm đi trạng thái trầm cảm hậu hộ sinh (post-natal depression)

Các nhà nghiên cứu cho biết để con khóc một chút không có ảnh hưởng gì đến tinh thần hay tính cách của con.  Họ cũng cho biết điều quan trọng là phương pháp này nên áp dụng cho trẻ con từ 7 tháng tuổi trở lên vì trẻ con dưới 7 tháng tuổi không nên để cho khóc. 

Tiến sĩ Anna Price, lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết, ‘Những bậc cha mẹ nào cần giúp đỡ thì những phương pháp này, như controlled comforting và camping out rất an toàn nên gia đình và các giới y tế có thể cảm thấy an toàn mà sử dụng’   nhưng cô ta nhấn mạnh là cha mẹ không nên ‘đóng cửa phòng lại’ rồi để cho con khóc suốt đêm.  

Thông tin về cuộc nghiên cứu được in trong cuốn Ấu Y Nguyệt San là kết quả của một thời gian dài theo dõi 326 trẻ con Úc từ 7 tháng  tuổi tới 6 tuổi.
Hơn phân nửa cha mẹ của 326 trẻ em được chỉ cho các phương pháp ‘controlled crying’ và ‘camping out’.  Khi các đứa trẻ được 6 tuổi, các nhà nghiên cứu bắt đầu thử các em về phát triển tính cách, chương trình ngủ và quan hệ với cha mẹ.

Kết quả cho thấy những đứa trẻ được cho khóc không bị khó khăn trong nhân cách.  Và 16% những đứa trẻ được dỗ ngay lập tức bị những khó khăn trong sự phát triển tính cách cá nhân. 

Và một trong những kết quả về khả năng bị khủng hoảng tinh thần hậu hộ sản cho thấy 40% cha mẹ để cho con khóc một chút ít bị bịnh hơn những cha mẹ dỗ con ngay lập tức.

No comments:

Post a Comment