Wednesday 14 November 2012

Để Con Trẻ Khóc Có Thể Giúp Cho Con và Cha Mẹ Ngủ Ngon Thêm !!!




Ai nghe tiếng con khóc mà không thấy như trái tim mình thắt lại.  Nhưng cha mẹ không nên luýnh quýnh chạy đến dỗ con khi nghe tiếng con khóc lúc nó thức giấc.  Các nhà nghiên cứu cho biết để cho con khóc một chút thay vì ôm ấp nó liền không gây hại gì cả, ngược lại còn có thể làm cho cha mẹ và con ngủ lâu hơn và ít gây ra khủng hoảng tinh thần. 

Các nhà nghiên cứu cho biết thay vì lao tới ôm ấp con thì cha mẹ nên theo một vài phương pháp để cho con nó tự dỗ chính mình.  Một trong những phương pháp này là ‘khóc có kiểm soát’ (‘controlled crying’) khi cha mẹ để cho con khóc một khoảng thời gian trước khi đến dỗ nó.

Ban đầu, cha mẹ nên để cho con khóc khoảng 2 phút mỗi lần con thức giấc vào đêm đầu tiên.  Qua đêm thứ hai thì kéo dài ra khoảng 5 phút, rồi 10 phút cho đêm thứ ba cho đến khi con có thể tự nó dỗ mình ngủ. 

Một phương pháp hiệu nghiệm nữa là ‘có mà không có’ (‘camping out’) khi cha hay mẹ ngồi trong phòng với con (cho con thấy mình) và tự dỗ giấc ngủ.

Những phương pháp này có vẻ như lạnh lùng với con nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đại học Melbourne cho biết cuối cùng thì cả cha mẹ và con đều có thể ngủ giấc ngủ dài hơn.   Điều này cũng có nghĩa là cha mẹ sẽ bớt bị khủng hoảng tinh thần và đặc biệt là giảm đi trạng thái trầm cảm hậu hộ sinh (post-natal depression)

Các nhà nghiên cứu cho biết để con khóc một chút không có ảnh hưởng gì đến tinh thần hay tính cách của con.  Họ cũng cho biết điều quan trọng là phương pháp này nên áp dụng cho trẻ con từ 7 tháng tuổi trở lên vì trẻ con dưới 7 tháng tuổi không nên để cho khóc. 

Tiến sĩ Anna Price, lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết, ‘Những bậc cha mẹ nào cần giúp đỡ thì những phương pháp này, như controlled comforting và camping out rất an toàn nên gia đình và các giới y tế có thể cảm thấy an toàn mà sử dụng’   nhưng cô ta nhấn mạnh là cha mẹ không nên ‘đóng cửa phòng lại’ rồi để cho con khóc suốt đêm.  

Thông tin về cuộc nghiên cứu được in trong cuốn Ấu Y Nguyệt San là kết quả của một thời gian dài theo dõi 326 trẻ con Úc từ 7 tháng  tuổi tới 6 tuổi.
Hơn phân nửa cha mẹ của 326 trẻ em được chỉ cho các phương pháp ‘controlled crying’ và ‘camping out’.  Khi các đứa trẻ được 6 tuổi, các nhà nghiên cứu bắt đầu thử các em về phát triển tính cách, chương trình ngủ và quan hệ với cha mẹ.

Kết quả cho thấy những đứa trẻ được cho khóc không bị khó khăn trong nhân cách.  Và 16% những đứa trẻ được dỗ ngay lập tức bị những khó khăn trong sự phát triển tính cách cá nhân. 

Và một trong những kết quả về khả năng bị khủng hoảng tinh thần hậu hộ sản cho thấy 40% cha mẹ để cho con khóc một chút ít bị bịnh hơn những cha mẹ dỗ con ngay lập tức.

NGƯỜI VIỆT TỌA KHÁNG Ở CANBERRA, ÚC CHÂU


Return the "private house" to my family and return the "Common House" to my Vietnamese people! 
Hãy trả "căn nhà riêng" cho gia đình tôi và "Căn Nhà Lớn" cho dân tộc tôi!
Đó là hai hàng chữ Anh-Việt mà anh Trương Quốc Việt mang trên ngực khi một người một ngựa trong cuộc tọa kháng chống đối bạo quyền Cộng Sản Việt Nam (‘CSVN’) trước toà đại sứ CSVN tại thủ đô Canberra tại Úc Châu. 

Chống đối bạo quyền CSVN là điều thường tình.  Điều làm cho cuộc chống đối của anh khác hơn tất cả mọi cuộc chống đối trước đây là đây là một cuộc biểu tình do một người Việt Nam, đến từ Việt Nam làm.   Cuộc đấu tranh này là một sự kiện hiếm có và có lẽ đây là lần đầu tiên một người Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam đi tiên phong trong việc đòi hỏi nhân quyền và công lý ngay trước toà đại sứ của chính mình trên một đất nước tự do, dân chủ.
Anh Trương Quốc Việt là một luật sư đã tốt nghiệp.  Lẽ ra anh phải thần phục cái chế độ mà anh đã sinh sống và lớn lên nhưng một người có học thức, biết đúng sai đã không thể chấp nhận sự oan ức trước của gia đình anh, của dân tộc anh.  Anh đã can đảm đem những điều oan ức ấy ra tới nước ngoài, nhất là trước toà đại sứ của CSVN để bày tỏ sự phản đối của gia đình, bản thân một người dân oan và của chính dân tộc của anh - Dân Tộc Việt Nam.

Gia đình của anh Trương Quốc Việt đã bị CSVN cướp đất, phá nhà rồi còn đánh đập, bắt giam với lý do là "chống người thi hành công vụ". Chẳng ai còn lạ gì cái hành động bạo ngược vừa ăn cướp vừa la làng của CSVN - nhưng CSVN tàn ác với dân mình bao nhiêu thì lại càng tỏ ra hèn hạ với giặc Tàu bấy nhiêu.  Đó là lý do cho biểu ngữ ‘Trả lại căn nhà lớn cho dân tộc tôi’.

Với một sự quyết tâm cao độ, anh Việt đã rời Việt Nam và âm thầm mang theo những sự uất ức và oan trái của gia đình anh và của cả dân tộc Việt Nam.   Ngày 23 tháng Tư, 2012, anh đã đơn thân độc mã, tìm đường đi Canberra (thủ đô Úc Châu), đến ngay trước toà đại sứ CSVN để phản kháng về những hành động bạo ngược, ăn cướp của CSVN và để đòi hỏi công lý, nhân quyền cho gia đình anh và cho cả dân tộc Việt Nam.  Anh cho biết là sẽ ngồi trước toà đại sứ CSVN suốt một tuần như thế cho đến ngày 30 tháng Tư 2012.

Anh Trương Quốc Việt đã từ chối gần như tất cả các sự giúp đ về vật chất (kể cả việc phụ giúp anh cắm bảng mang những dòng chữ và hình ảnh tố cáo về tội ác của CSVN) ngoại trừ những sự chỉ dẫn về đường xá ở Canberra, những lời cổ động tinh thần đến từ những người trong CĐNVTD Úc Châu và trên khắp thế giới.

Xin những người Úc gốc Việt yêu công lý, tôn trọng tinh thần dân chủ, hãy sẵn lòng góp một chữ ký vào bản Kiến Nghị Thư của tại 


http://www.gopetition.com/petitions/nhanquyentaivn.html  


để bày tỏ sự hổ trợ tinh thần đối với những người dân oan, những người có tinh thần dân tộc như Việt Khang, Trương Quốc Việt, và cũng để bày tỏ mối quan tâm sâu xa đối với những nổi oan ức, đau thương  của cả Dân Tộc Việt Nam.


















Danh Ngôn Cuộc Sống

Mẹ Tôi

Đêm Gành Hào Nhớ Điệu Hoài Lang







Tuesday 13 November 2012

Mai Hòa Bình







Việt Nam cần cải cách thể chế để tiến lên

Tiến sỹ Trần Lê Anh gửi cho BBCVietnamese
Cập nhật: Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012


Lãnh đạo VN không muốn thay đổi mô hình chính trị hiện thời.
Trong cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại” được đón nhận khá rộng rãi năm nay, hai tác giả Daron Acemoglu và James Robinson cho rằng thể chế là yếu tố quyết định sự giàu nghèo của một quốc gia.
Họ cho rằng nhiều nước bị nghèo là vì giới cầm quyền cố ý duy trì những thể chế kinh tế mà họ có thể trục lợi cho riêng mình. Do đó, muốn phát triển thì cần phải thiết lập những thể chế theo hướng tạo điều kiện tối đa để nhiều người dân có thể tham gia một cách tự do vào các hoạt động kinh tế và chính trị. Acemoglu và Robinson cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng thể chế chính trị quyết định thể chế kinh tế.

Luật chơi trong xã hội
 

Thể chế là gì mà quan trọng vậy? Theo Douglass North (khôi nguyên Nobel kinh tế 1993), thể chế là những ràng buộc mà con người tạo ra để định hướng cho những tương tác giữa người với người. Hoặc nói một cách khác, thể chế là những “luật chơi trong một xã hội”. Nếu chúng là tốt thì sẽ khích lệ con người hành động theo hướng tạo ra những kết quả tốt đẹp, và ngược lại.

Ví dụ, khi người nông dân có trọn quyền sở hữu trên mảnh đất mà mình canh tác thì họ sẽ đầu tư tất cả sức lực và tiền của để cải thiện mảnh đất và lựa chọn loại cây trồng sao cho có hiệu quả kinh tế nhất.

Những “luật chơi” này bao gồm những thể chế chính thức (chẳng hạn như luật pháp, quyền sở hữu, và tam quyền phân lập) và những thể chế phi chính thức (chẳng hạn như những tục lệ, truyền thống, và chuẩn mực ứng xử trong xã hội). North cho rằng những thể chế không chính thức cũng rất quan trọng, chúng có ảnh hưởng đối với sự thành công hay thất bại của những thể chế chính thức. Ví dụ, cho dù nhiều đạo luật tốt được ban hành nhưng nếu thiếu vắng tinh thần thượng tôn pháp luật thì hiệu quả của chúng chẳng là bao.

Ngày nay, trong mối tương quan giữa phát triển kinh tế và thể chế, hiếm thấy ai bác bỏ tầm quan trọng của thể chế. Nhưng vấn đề là làm thế nào để thiết lập cho được những thể chế cần thiết? Trường hợp của Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Con đường phát triển của Việt Nam đang đòi hỏi mạnh mẽ sự đồng hành của cải cách thể chế. Tuy nhiên, sự khó khăn trong việc đẩy mạnh xây dựng những thể chế phù hợp vẫn đang là một nút thắt cần phải gỡ.


Tương lai Việt Nam cần một mô hình điều hành kinh tế khác
Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, quá trình cải cách thể chế phụ thuộc vào những yếu tố quan trọng như: thiện chí và quyết tâm chính trị của lãnh đạo, ước vọng và áp lực của người dân, và ảnh hưởng của thế giới bên ngoài.
Đây là một quá trình phức tạp, và những thể chế mới được hình thành ít nhiều sẽ có những đặc điểm vừa đặc thù Việt Nam vừa thể hiện xu hướng chung của thế giới. Dù gì đi nữa thì chúng cần phải phản ánh hoặc đòi hỏi những điểm quan trọng sau đây để có thể đi vào một quỹ đạo đúng.

Can thiệp của nhà nước

Một là, cần có sự cân bằng giữa vai trò của nhà nước và khu vực tư nhân. Hiện nay, sự can thiệp vẫn còn quá lớn của nhà nước vào nền kinh tế không những gây ra lãng phí các nguồn tài nguyên và chèn ép khu vực tư nhân mà còn làm cho vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam khó được giải quyết.
"Hiện nay, sự can thiệp vẫn còn quá lớn của nhà nước vào nền kinh tế không những gây ra lãng phí các nguồn tài nguyên và chèn ép khu vực tư nhân mà còn làm cho vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam khó được giải quyết."
Lối giải quyết tốt nhất cho hiện trạng này là nhà nước nên để cho dân làm tất cả những gì mà thành phần tư nhân có thể làm được một cách hiệu quả. Đây cũng là một trong những cách hữu hiện để “phát huy sức mạnh của nhân dân” một cách thật sự, tránh bớt tình trạng hô hào khẩu hiệu suông.

Như một ví dụ, gần 25 năm trước, khi “khoán 10” ra đời đã tạo ra một bước đột phá cho nông nghiệp nông thôn Việt Nam, đưa Việt Nam từ tình trạng thiếu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới trong một khoảng thời gian khá nhanh.

Vai trò của nhà nước nên tập trung vào để (a) giải quyết những trường hợp thất bại thị trường (chẳng hạn như độc quyền), (b) giúp xây dựng nguồn vốn con người, thông qua các chính sách về giáo dục và y tế, để gia tăng sức cạnh tranh lâu dài của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, (c) khuyến khích sự phát triển mạnh của doanh nghiệp vừa và nhỏ để làm nền tảng cho nền kinh tế, và (d) giảm bớt những bất bình đẳng trong xã hội.

Hai là, cần có tính minh bạch trong tất cả các hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như trong lĩnh vực quản trị và điều hành doanh nghiệp. Một nhà nước được cho là “vì dân” thì nhất thiết dân phải được biết tường tận những gì nhà nước đang làm.
Minh bạch sẽ thúc đẩy trách nhiệm giải trình và hạn chế sự tùy tiện của những người nằm trong bộ máy nhà nước, gia tăng niềm tin của người dân, ngăn ngừa bớt sự trục lợi của các nhóm lợi ích, và tạo điều kiện để người dân tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước.


Hệ quả sẽ là một nhà nước có khả năng đáp ứng tốt hơn những nguyện vọng của dân.

Bên cạnh đó, việc đòi hỏi nâng cao tính minh bạch trong doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng cho công cuộc xây dựng một nền kinh tế thị trường vững mạnh. Khi doanh nghiệp luôn cung cấp những thông tin cần thiết và chính xác thì niềm tin của nhà đầu tư và khách hàng được tăng lên, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng có thể mở rộng phát triển.

Thành công của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam một phần lớn cũng phụ thuộc vào sự gia tăng ngày càng nhiều những doanh nghiệp không “ăn xổi ở thì.”

Cạnh tranh kinh tế và chính trị

Ba là, cần có cạnh tranh trong các hoạt động kinh tế và chính trị. Trong thương trường, khi doanh nghiệp phải cạnh tranh lành mạnh để tồn tại thì lợi ích sẽ đem đến cho toàn xã hội, được thể hiện qua giá cả phải chăng và hiệu suất cũng như sức sáng tạo được nâng cao.
"Trong chính trường, khi các chính trị gia phải cạnh tranh một cách minh bạch với nhau để tranh giành sự ủng hộ thì trách nhiệm giải trình sẽ được nâng cao, các vấn đề sẽ được mổ xẻ từ nhiều khía cạnh, và thực trạng dễ được phơi bày hơn."
Trong chính trường, khi các chính trị gia phải cạnh tranh một cách minh bạch với nhau để tranh giành sự ủng hộ thì trách nhiệm giải trình sẽ được nâng cao, các vấn đề sẽ được mổ xẻ từ nhiều khía cạnh, và thực trạng dễ được phơi bày hơn.
Bốn là, tựa như cách nói của North, cần phải kiến tạo những thể chế phi chính thức có khả năng hỗ trợ cho sự vận hành có hiệu quả của những “luật chơi mới” được chính thức thể chế hóa.

Theo đây, có thể liệt kê một vài “tinh thần” nên được làm trở thành những cái nếp thường xuyên trong ứng xử của người Việt như: phụng sự tổ quốc, thượng tôn pháp luật, tương thân tương ái, làm giàu chân chính, cầu thị, và cạnh tranh lành mạnh để vươn lên.

Nếu những tinh thần này mà được làm trở nên mạnh mẽ như tinh thần hiếu học của người Việt thì sẽ có nhiều hy vọng cho công cuộc xây dựng thể chế của Việt Nam.
Thể chế là do con người tạo ra cho nên cải cách thể chế cũng phải bắt đầu với yếu tố con người. Việt Nam đang cần những con người quyết tâm xây dựng thể chế để đưa đất nước đi lên.

Tiến sĩ Trần Lê Anh hiện là giáo sư kinh tế Đại học Lasell, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

Monday 12 November 2012

CÔNG BẰNG TRONG MỘT CHẾ ĐỘ ‘ƯU VIỆT’


Một chiếc xe Mercedes bị cảnh sát giao thông chận lại vì cho rằng vi phạm luật giao thông.  Người tài xế nhanh chóng bỏ trốn, chủ xe khóa cửa xe lại và bắt đầu một chiến dịch ‘cố thủ’ trong xe hơn 3 tiếng đồng hồ, thậm chí bật ghế ngã ra sau để … ‘ngủ’.  Cả một lực lượng công an, cảnh sát mất 3 tiếng đồng hồ mới quyết định kéo xe về trụ sở.  Trong thời gian ‘cố thủ’ trong xe, người chủ xe gây tắc nghẽn giao thông nhưng hình phạt chỉ có 800 ngàn cho tội hành chính cản trở lưu thông.

Một công dân Việt Nam khác vì không có khả năng đi Mercedes nên đi xe ôm ra bến xe, đến nơi ông kêu người lái xe ôm dừng lại để lấy điện thoại gọi cho một người bạn. Ông vừa gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại thì một tên trung tá công an đã ra bắt giữ xe và hẹn chiều quay lại.   Buổi chiều, khi ông và ông xe ôm quay lại để nộp phạt thì ông xe ôm cãi là ông ấy đúng chứ không sai, ông không có trách nhiệm nộp phạt như vậy, nhưng bên công an không chịu. Thế là hai bên xảy ra cãi vã. Tên CA lao vào bóp cổ ông xe ôm. Ông khách thấy vậy thì can thiệp và nói “Ông là công an mà ông lại bắt dân, đánh người như thế à?”.  Sau đó hai bên giằng co và chẳng may tay ông khách chạm vào mặt tên công an, thế là tên công an dùng dùi cui và đồ vật cứng đập ông khách rồi tống giam ông ta.  Ông khách bị bắt khoảng 3 giờ chiều và bị giam tới 9 giờ 30 tối.  Trong thời gian giam giữ, rất nhiều lần thân nhân ông van xin cho chở ông đi khám nhưng đều bị CA từ chối.  Ông bị còng, ngồi không xong mà nằm cũng không được.  Người thân của ông đem thức ăn vào thì CA không cho người nhà ông đút cho ông ăn.  Người nhà xin chở ông đi bịnh viện thì CA không cho.  Khi ông xin vài ngụm nước thì tên CA bắt ông nói : ‘cho vài cái vã thì có.’


Mãi đến tận 9 giờ30, khi tình hình sức khỏe của ông trở nên trầm trọng thì CA cho gia đình chở ông đi bịnh viện.  Khi tới cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết là xương cổ có khả năng bị chấn thương.  Bốn ngày sau, bệnh tình của ông trở nặng, bụng cứ trướng lên dần và đau đớn, gia đình phải chuyển ông vào bệnh viện Việt Đức. Tại đây bịnh viện cho hay là bịnh tình hết sức nguy cấp, bị liệt hết tứ chi rồi gây ra liệt và suy hô hấp, có thể chết bất cứ lúc nào và 7 ngày sau thì ông qua đời.  


Người khách xe ôm là  ông Trịnh Xuân Tùng. Ông Tùng có người con gái tên Tiến,  cô Trịnh Kim Tiến là một cô gái Việt Nam bình thường như bao nhiêu cô gái khác.  Cô sinh ra và lớn lên trong thiên đường ‘xã hội chủ nghĩa’.  Như bao nhiêu  thanh niên thiếu nữ sống và lớn lên dưới chế độ Đảng trị, cô luôn tin tưởng vào mấy chữ ‘Hiếu với Dân’ mà Hồ Chí Minh đã ban cho  lực lượng Công An nhằm mục đích ‘cao đẹp’ là giữ an ninh cho công chúng tức là Công An Nhân Dân (‘CAND’).


 Mỗi lần đi ngang qua một trong những trụ sở to nhất nhì trong bất cứ tỉnh thành nào ở Việt Nam, cô không khỏi mừng thầm khi đọc các câu biểu ngữ CAND ‘dựa vào dân’ hay ‘lấy dân làm gốc’ căng đầy trong các khuôn viên các trụ sở CAND.


Nhưng niềm tin của cô bị suy sụp tột độ khi người cha thân yêu của cô, ông Trịnh Xuân Tùng bị một thằng côn đồ mặc sắc phục  công an với chức vụ tương đối cao là Trung Tá CAND Nguyễn Văn Ninh đánh cho tới chết.


Chuyện Ông Trịnh Xuân Tùng có tội hay không ?  Không đội nón khi đi xe gắn máy chỉ là một tội nhỏ, không phải là vấn đề nghiêm trọng.  Cho dù ông có phạm tội thì cái hình phạt cũng chỉ là các biện pháp chế tài như phạt tiền hay phạt vạ nhưng hành vi rút dùi cui ra đánh người, gây thương tích đến chết của một người đại diện cho chế độ thì thế nào.  Tin gần nhất cho biết, ‘đánh chết người trong khi mặc đồ Công An’ chỉ bị 4 năm tù.


Tiếng kêu cứu của một người dân không phải vì mất mát tài sản, không phải vì nhà cửa bị chiếm đóng mà vì họ mất cái quyền quí nhất của một con người... quyền làm người. Dân VN đã bị xâm phạm trắng trợn trong một cái xã hội mà chính cái quái thai của thiên niên kỷ Hồ Chí Minh đã từng viết lên ‘Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng (…) quyền được sống’.  Vì nghèo và vì không đi được Mercedes nên ông Ninh bị tước mất quyền con người.  Còn vì có tiền và có Mercedes, nên CAND chỉ dám phạt 800 ngàn, không đủ cho người chủ xe Mercedes đổ đầy bình xăng.


Cái đáng nói là từ khi cha bị Công An đánh cho tới chết, Kim Tiến nhìn ra được bộ mặt thật của lực lượng CAND và chế độ mà nó sinh ra để bảo vệ.  Cô đã tạm gác nỗi đau cá nhân để đứng về hàng ngũ của những người dân khi phải đối đầu với một chính phủ ươn hèn, cô xuống đường với người dân để chống sự bành trướng của Trung Quốc.   Xin chia sẻ hình ảnh cao đẹp của người con gái mang tên Kim Tiến.
















Saturday 10 November 2012

MELBOURNE Hiệp Thông Cùng Thái Hà


Những hành động thô bạo xâm phạm giáo quyền của nhà cầm quyền Hà Nội đối với cộng đồng con dân của Chúa tại Thái Hà đã đánh động lương tâm của người lương kẻ giáo trên khắp bốn phương trời. 
Từ châu Mỹ xa xôi đến Úc châu, nhiều triệu con tim đang hướng về Thái Hà trước những hành động điên cuồng đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Hà Nội.  Ngày 19 tháng 11, 2011, tại thành phố Melbourne, thủ phủ của tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi, cộng đồng người Việt, bất kể niềm tin tôn giáo, đã tập trung trước Quốc Hội Tiểu Bang Victoria, bất chấp trời mưa gió, để dự buổi thắp nến cầu nguyện hiệp thông với Thái Hà, với những vấn nạn mà giáo dân, linh mục, tu sĩ nơi đây đã và đang gặp phải bởi nhà cầm quyền Hà Nội.  
Được biết Nhà thờ Thái Hà có cho nhà nước mượn một phần đất để xây dựng bịnh viện Đống Đa.  Mảnh đất này đã được mượn trên 50 năm.  Trong một chương trình chiếm đất có tính toán, nhà nước đã tạo một ‘Dự án nước thải BV Đống Đa’ để hợp thức hóa việc chiếm đất.  Để trấn áp nhà thờ, chính quyền đã dung túng cho côn đồ, du đãng vào quấy phá nhà thờ.

Thử hỏi một chế độ cấu kết với bọn côn đồ du đãng xì ke ma túy để hành hạ cướp đất dân, nhằm ném đá dấu tay, thì chúng ta gọi chế độ đó là chế độ gì? Tập đoàn MAFIA? Tư bản ĐỎ? Quân giặc cướp? Tập đoàn xã hội đen? Câu trả lời xin dành cho qúi vị. Tuy nhiên, chúng ta phải ý thức thêm nữa, chế độ này còn là chế độ buôn dân bán nước, chế độ phản nước hại dân, chế độ phản bội dân tộc quê hương.





 Hình do cybernguyen cung cấp, tự do xử dụng, nhưng xin trích nguồn.